fbpx

Hãy cùng nông dân sử dụng máy bay không người lái phát triển nông nghiệp Việt Nam bền vững!

Khởi nghiệp từ “MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI”

AGRAS.VN

Cuộc thi “Khởi nghiệp đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam” lần thứ 3 vừa kết thúc, anh Lâm Trọng Nghĩa đến từ tỉnh Đồng Tháp đã nổi bật so với gần 1000 ứng cử viên. Anh đã giành giải ba của cuộc thi với dự án “Tổ phun xịt thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái” với tiền thưởng 20 triệu đồng.

 

Đứng thứ 3 từ bên phải sang là anh Lâm Trọng Nghĩa

 

Nhân duyên để bắt đầu kinh doanh: Người đầu khởi đầu cho những thay đổi mới

Đằng sau những tràng pháo tay, những lời chúc mừng và vinh dự mà anh nhận được là những ngày đêm lao động không ngừng nghỉ. Mỗi buổi sáng trước 5 giờ, Lâm Trọng Nghĩa cùng các đồng đội của mình lên đường với 2 chiếc MG-1P. Khi  những tia nắng chỉ mới vươn mình ra khỏi đám mây, hai chiếc máy bay lao ngay vào đồng lúa, nhấn nút “START” – đánh thức một vùng đất nông nghiệp đang còn ngái ngủ.

 

Lâm Trọng Nghĩa là người đầu tiên mang máy bay không người lái đến Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, ban đầu anh làm ở Phòng Thủy Sản, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Anh biết đến phương pháp xịt thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái thông qua Internet.  Điều này đã bùng cháy lên niềm đam mê sáng tạo và phát triển nền nông nghiệp nước nhà trong anh. Với suy nghĩ: “Nông nghiệp là ngành lớn nhất ở Việt Nam, anh trăn trở cho tương lai của nền nông nghiệp Việt Nam.”

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn ở Đông Nam Á, là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới, cũng là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, việc phát triển nông nghiệp của Việt Nam còn gặp nhiều vấn đề khó khăn như: quy mô còn nhỏ, cơ sở vật chất còn yếu, lực lượng lao động già. Do dó, sự ra đời của công nghệ máy bay không người lái đã mang đến một bước tiến mới cho việc bảo vệ nền nông nghiệp Việt Nam.

 

Các phi công đang ở trên “nông trường”

 

Tuy nhiên, việc thúc đẩy sự phát triển của máy bay không người lái ứng dụng vào nông nghiệp là điều không hề đơn giản: “Người nông dân, họ rất bảo thủ và việc có được lòng tin của họ là vấn đề quan trọng nhất.”

Để xua tan tất cả mối lo ngại của người nông dân, Lâm Trọng Nghĩa đã đưa MG-1P đến từng ngôi làng khác nhau của tỉnh Đồng Tháp để cung cấp cho nông dân dịch vụ xịt thuốc miễn phí. Trong những buổi bay, Lâm Trọng Nghĩa đặt giấy quỳ để thử phản ứng của nước, kiểm tra hiệu quả sau khi phun.

 

 

Một minh chứng cực kỳ tuyệt vời cho những lần phun là những hạt sương được phân bố đồng đều trên giấy quỳ. So với việc phun thuốc thủ công, sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật  không những là một lựa chọn thông minh và hiệu quả mà còn tiết kiệm lên đến 90% nước. Sự chăm chỉ và cần cù của Lâm Trọng Nghĩa dần dần đã làm cho người dùng tin tưởng và nông dân Việt Nam bắt đầu có những phản ứng tích cực với định nghĩa mới mẻ “Máy bay phun thuốc”.

 

 

Trong vòng 6 tháng, Lâm Trọng Nghĩa và nhóm của anh đã vận hành bay  gần 60.000 ha, phục vụ cho nhiều loại cây trồng khác nhau như lúa, ngô, cây sen, cây ăn quả có múi ở các tỉnh miền Nam Việt Nam, áp dụng những công nghệ mới nhất vào thực tế trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam.

 

Khai phá để dẫn đầu: Xây dựng  nền tảng và đối mới phát triển.

 

Những nỗ lực trong thực tế đã giúp Lâm Trọng Nghĩa không chỉ  nhận được lòng tin của nông dân mà còn nhận được sự công nhận của nhiều nhà đầu tư quan tâm trong lĩnh vực này.

Lâm Trọng nghĩa tin rằng nông nghiệp thông minh là xu hướng của tương lai mà anh đang theo đuổi. Đối với thị trường nông nghiệp Việt Nam vẫn rất cần một mô hình kinh doanh sáng tạo.

 

Lâm Trọng Nghĩa đang thuyết trình về dự án “Tổ phun xịt thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái”

“Tôi quan tâm nhất đến việc làm thế nào để thực sự mang lại lợi ích cho các dịch vụ máy bay thông minh cho người nông dân.” Lâm Trọng Nghĩa nói, mặc dù khái niệm “nền kinh tế chia sẻ” đã hạ nhiệt, một nền tảng dịch vụ nông nghiệp sẽ là xu hướng. Để có được điều này, Lâm Trọng Nghĩa không ngừng xây dựng, thu thập dữ liệu và vận hành thông qua nền tảng chia sẻ, bên cạnh đó, xây dựng các thông số kỹ thuật vận hành  một cách thống nhất. Các dịch vụ quản lý, cung cấp các giải pháp bảo vệ thực vật khoa học hơn và cuối cùng là giúp cải thiện chất lượng sản phẩm nông nghiệp. 

 

Nông nghiệp DJI tại Việt Nam

Năm 2017, DJI Nông nghiệp chính thức gia nhập vào thị trường Việt Nam. Sau hai năm hoạt động trên thị trường, thị phần của máy bay không người lái DJI sử dụng cho cây nông nghiệp tại Việt Nam đã đạt 60% và tiếp tục tăng nhanh.

Với sự hoàn thiện và phát triển của Khu mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc, việc hợp tác kinh tế và thương mại Việt Nam – Trung Quốc đã trở nên chặt chẽ hơn qua Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” với kế hoạch “Hai hành lang, một vành đai”. Đây sẽ trở thành một hợp tác quan trọng của an ninh lương thực và thương mại nông nghiệp của Việt Nam – Trung Quốc trong tương lai. DJI trong nông nghiệp cũng sẽ trở thành một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng  của khoa học và công nghệ trong Nông nghiệp tại Việt Nam.

Call Now Button